Việc nuôi chim bồ câu trong lồng nuôi chim công nghiệp mang lại lợi nhuận cao hơn rất nhiều so với nuôi thả tự do. Với hình thức này người chăn nuôi sẽ tiện chăm sóc, theo dõi thường xuyên quá trình phát triển, sinh sản, độ tuổi, dich bệnh…. cho chim bồ câu. Với lồng nuôi chim công nghiệp được làm từ thép có nhiều ưu điểm vượt trội hơn hẳn so với các loại chuồng làm từ gỗ. Bài viết hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về lồng nuôi chim bồ câu – một dụng cụ nuôi chim được ưa chuộng trong các trang trại chăn nuôi gia cầm lớn.
Lồng nuôi chim bồ câu được là từ thép nên khá cứng và chắc, độ bền cao, sử dụng trong nhiều năm với nhiều lứa khác nhau, có thể chồng tầng để tiết kiệm diện tích chuồng trại để chăn nuôi số lượng nhiều hơn, tăng thêm thu nhập.
Hơn nữa, dụng cụ nuôi chim này có chi phí lắp đặt ban đầu không cao hơn bao nhiêu so với chuồng nuôi chim là từ gỗ, tre…Nhưng lại đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn, dễ dàng theo dõi, chăm sóc và bảo vệ trước sự tấn công của mèo, chuột…
Lồng nuôi được thiết kê khá rộng, có thể nuôi được 3-4 con, thích hợp cho quá trình giao phối, sinh sản. Chân lồng cao 10 cm tạo độ thông thoáng gấp đôi, rất dễ dọn dẹp, về sinh so với chuồng nuôi thông thường chỉ cao 5cm.
Với lồng nuôi công nghiệp này nếu đem so sánh với chuồng nuôi thông thường thì tiết kiệm được chi phí, tăng mật độ chuồng nuôi, thuận tiện cho tất cả các khâu chăm sóc, theo dõi vật nuôi, tăng năng xuất, góp phần phát triển kinh tế nhà nông.
Dụng cụ nuôi chim bồ câu này được làm từ thép không ghỉ, bên ngoài được mạ một lớp kẽm. Lồng được cấu tạo chủ yếu bắng lắp ghép các thanh nan lại với nhau. Chân lồng cao 10cm, khoảng cách giữa các nan không quá 1.5cm. Và lồng được thiết kế là lồng đôi, một lồng có thể nuôi được 2 cặp chim.
Kích thước : 100cm x 50cm x 50cm và có 2 loại : loại lồng 3,2kg và loại 4,2kg. Loại 4,2 kg được thiết kế với thanh nan to và chắc hơn, mật độ giữa các thanh nan dày hơn.
Lồng được thiết kế có nơi đựng khay phân, máng nước, máng ăn riêng biệt, ổ đẻ… Khoảng cách nền lồng với khay phân cách xa nhau đề phòng vật nuôi không bị nhiễm bẩn.
Để thuận tiện cho việc vận chuyển, dụng cụ trang trại này được xếp thành từng tấm gọn gàng, sau đó cột thành 1 xấp vỉ. Sau khi vận chuyển về, thì sẽ được tháo ra để lắp thành bộ chuồng nuôi hoàn chỉnh.
Bước 1 : Để lắp được lồng, đầu tiên phải xác định và đánh dấu số từng tấm trong một bộ lồng nuôi để không bị lẫn lồn khi lắp ghép. Mỗi bộ lồng thông thường có 7 tấm nan với kích thước như sau : 1 tấm đáy (1m x 0,5m), 1 tấm cửa (1m x 0,4m), 2 tấm chặn đầu (0,5m x 0,45m), 1 tấm chặn giữa (0,5m x 0,4m), 1 tấm lưng (1m x 0,45m), 1 tấm nóc (1m x 0,5m).
Bước 2 : Cố định các tấm nan lại với nhau bằng dây rút để nhanh và tiện lợi. Đặt tấm đáy trước, sau đó là tấm cửa và tấm lưng, tiếp đến là tấm chặn giữa, 2 tấm chặn đầu, cuối cùng là tấm nóc.
Bước 3 : Sau đó dùng thanh nẹp (lá thép) để cố định chuồng lần nữa cho thật chắc chắn, khi thực hiện cần rít chặt lá thép đảm bảo các tấm được gắn chặt với nhau.
Lồng nuôi chim bồ câu là một trong những dụng cụ trang trại mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, dần sẽ thay thế cho chuồng nuôi bằng các vật liệu như tre, gỗ…Lồng không chỉ thích hơp với chim bồ câu mà còn được sử dụng để chăn nuôi gà, thỏ, ngan, ngỗng, nhím….Giá thành cho một lông nuôi dao động từ 100.000 — 130.000 nghìn đồng tùy theo bạn có lựa chọn phụ kiện đi kèm hay không !
Lh: 0981432246 Ngọc Linh
© Bản quyền thuộc về Cung cấp thiết bị và dụng cụ chăn nuôi, dụng cụ trang trại, dụng cụ thú y uy tín chất lượng cao - Channuoithuanphat.vn | Cung cấp bởi Sapo