Kỹ thuật nuôi thỏ tại nhà giúp thỏ mau lớn và đẹp, năng xuất cao bà con nên biết.

03/05/2020

Thuận Phát

Bình luận

Ngoài những trang trại chăn nuôi thỏ quy mô lớn, hình thức nuôi thỏ tại nhà của các hộ nông dân cũng đang hình thành và phát triển rất hiệu quả. Tuy nhiên,  làm sao để chăn nuôi một  cách khoa học, thỏ  mau lớn, đẹp, cho năng xuất cao là băn  khoăn của những bà con khi mới tập tành bước vào nghề. Thấu hiểu những bận tâm ấy, Thuận Phát đã sưu tầm và chắt lọc những kỹ thuật nuôi thỏ tại nhà  và trình bày trong bài viết dưới đây. Mời bà con cùng theo dõi !

Kỹ thuật chọn mua  thỏ giống

    

Kinh nghiệm nuôi thỏ cho biết việc chọ giống thỏ nuôi rất quan trong. Bà con nên tới những địa chỉ cung cấp giống thỏ uy tín hoặc mua ở nơi quen biết, sẽ giúp bà con chọn được những con giống chất lượng. Thông thường khi chọn thỏ giống sẽ chọn theo những tiêu chí sau đây :

Thời điểm khi thỏ cái được 5 tháng tuổi và thỏ đực được 6 tháng tuổi là có thể phối giống, bà con nên chọn mua thỏ giai đoạn này về để nhanh chóng có thỏ con. Nên chọn những chú thỏ có lưng thẳng, cơ thăn, bắp đùi, mông chắc và đầy đặn. Quan sát thấy thỏ khỏe mạnh, mũi khô, mắt sáng, chân và tai sạch sẽ, không có vẩy, răng cửa mọ bình thường, lông mượt. Và đặc biệt thỏ đực va thỏ cái không cận huyết ( khác bố mẹ ).

Đối với thỏ cái : Chọn từ đàn 6 – 7 con, cân nặng lúc 3 tháng tuổi đạt 1,4 -1,8 kg/ 1 con. Thỏ cái giống nên chọn những con có 8 vú, thăng hàng và đều nhau,  chân tay to, nở, đầu nhỏ, phần hông nở nang, thân hình thon.

Đối với thỏ đực : Tìm những con chân tay to, ngực nở, mập mạp, đầu to đặc biệt chú ý rằng thỏ đực phải có dương vật thẳng và hai quả cà (tinh hoàn) đều nhau, nở nang (không bị lép).

Kỹ thuật xây dựng chuồng trại

Dụng cụ nuôi thỏ chia sẻ thỏ là động vật gặm nhấm nên chuồng trại phải làm bằng chất liệu chắc chắn. Bà con có thể dùng các vật liệu như tre, sắt. gỗ để làm chuồng.

  • Chuồng có thể thiết kế tầng để tiết kiệm diện tích và ngăn ô. Kích thước mỗi ô dài 90 cm, cao 45 cm, rộng 60 cm, 4 chân cao 50 cm. Mỗi ô có thể nhốt được một đôi thỏ giống sinh sản, 5 – 6 con sau cai sữa hoặc 2 con hậu bị giống.
  • Đáy lồng thiết kế bằng phẳng, nhẵn để hở vừa phải để lọt phân thỏ, và thỏ không thể gặm được. Đáy lồng nên thiết kế rời, để tháo lắp khi vệ sinh.
  • Xung quanh chuồng nên bố trí các tấm lươi bằng sắt, tre…để thỏ không thể chui ra ngoài và đề phòng loài vật khác vào bắt và ăn thịt thỏ.
  • Xung quanh chuồng lắp đặt máng ăn, máng uống nước, máng cỏ phù hợp để thỏ có thể ăn uống thoải mái. Và hiện nay, những lồng nuôi công nghiệp được thiết kế rất độc đáo, tiện sử dụng mà giá thành không quá cao so với các loại thỏ  chuồng khác, bà con có thể mua về sử dụng.
  • Chuồng nuôi phải có mái che, tường bao quanh để tránh nắng, chắn gió vào mùa đông, mùa hè mát mẻ, thoáng đãng, không khí lưu thông tốt.

 Thức ăn cho thỏ và các kỹ thuật chăm sóc

Thỏ thích ăn gì ?

  • Theo kinh nghiệm nuôi thỏ, thức ăn của thỏ rất đa dạng các loại lá, củ quả như lá ngô, bắp cải, xu hào, bèo tây, cà rốt…..Ngoài ra, bà con sẽ bổ sung các loại cám công nghiệp, được chế biến sẵn để thỏ nhanh lớn, tuy nhiên phải được pha trộn tỉ lệ với thức ăn hữu cơ.
  • Không cho thỏ ăn thức ăn bị ẩm mốc, hư hỏng, hay lấy thức ăn thừa từ chuồng gà, chuồng vịt cho thỏ ăn. Như vậy thỏ rất dễ bị nhiễm mầm bệnh của các loài vật khác.
  • Vệ sinh máng ăn, máng uống nước thường xuyên, cung cấp nguồn nước sạch cho thỏ uống.

Kỹ thuật chăm sóc thỏ theo từng giai đoạn

Giai đoạn 30 đến 70 ngày tuổi :  Thỏ con mới được cai sữa và tách mẹ .Bà con sẽ nuôi chung đàn vơi số lượng đông, cho thỏ ăn uống đủ chất và chăm sóc cẩn thận để tránh các bệnh về đường ruột cho thỏ.

Giai đoạn từ 70 đến 90 ngày tuổi  :  Ở giai đoạn này thỏ chưa ăn được các thức ăn tích mỡ như ngô, cám hay gạo,… Thay vào đó  bà con cần cung cấp các thức ăn giàu protein, vitamin, và chất xơ cho chúng.

Giai đoạn từ 90 – 120 ngày tuổi: Thời điểm này thỏ có thể xuất chuồng, bà con cần cho thỏ ăn nhiều tinh bột để vỗ béo. Đối với các loại cám ngô, khoai, sắn…. khẩu phần ăn là 60 -100g / con/ ngày. Các loại thức ăn thô xanh cần 400g/con/ngày. Bà con vỗ béo cho thỏ 20 ngày là có thể xuất chuồng.

Phòng bệnh cho thỏ

Thỏ thường hay mắc các bệnh như ghẻ, tụ cầu trùng, nấm, bại liệt, trướng bụng đầy hơi,… Vì vậy, phải vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, ổ để, thảm lót đẻ phải thay thường xuyên.

Cần quan sát và theo dõi để phát hiện bệnh kịp thời. Khi thỏ mắc bệnh có dùng thuốc tiêm, thuốc uống trộn vào thức ăn, nước uống cho thỏ uống.

Cho thỏ ăn uống hợp vệ sinh, hạn chế bệnh tật cho thỏ.

Chăn nuôi thỏ tuy mang lại giá trị kinh tế cao nhưng đòi hỏi những kỹ thuật và quy trình chăm sóc phải khoa học, cẩn thận và tỉ mỉ. Nhưng Thuận Phát tin rằng với bản chất chăm chỉ, cần mẫn  và thông minh của người nông dân Việt Nam sẽ có những mô hình nuôi thỏ tại nhà chất lượng, năng xuất cao.

Công ty thiết bị Chăn nuôi Thuận Phát, chuyên cung cấp các dụng cụ chăn nuôi uy tín chất lượng cao.

 Địa chỉ: Đường 428, Ngọc Động, Phương Tú, Ứng Hòa, Hà Nội.

 Hotline: 0981432246 (Ngọc Linh)

Email: dungcuchannuoithanhngoc2@gmail.com

 Zalo: 0815915588

icon icon icon