Chia sẻ kỹ thuật chăn nuôi và phòng bệnh cho bồ câu từ bé đến trưởng thành

03/05/2020

Thuận Phát

Bình luận

 

 Để đảm bảo nguồn cung  giống chim bồ câu cho các trang trại chăn nuôi, mô hình nuôi  chim bồ câu non cũng phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, trong giai đoạn này bồ câu còn khá non yếu, cần sự chăm sóc và bảo vệ tỉ mỉ của bồ câu bố mẹ và người chăn nuôi. Vì vậy, để bà con có thêm những kĩ thuật chăm sóc bồ câu non làm giống nhanh được xuất chuồng, Thuận Phát sẽ chia sẻ về cách chọn giống , khâu làm chuồng, kĩ thuật chăm sóc cũng như cách phòng bệnh cho chim non  để bà con tìm hiểu.

 Kinh nghiệm chọn giống chim bồ câu sinh sản 

 Kinh nghiệm nuôi chim bồ câu chia sẻ, để có được mô hình nuôi chim bồ câu non, đầu tiên bà con phải chọn được những cặp chim bố mẹ tốt. Và bà con có thể chọn bồ câu  giống  Hà Lan, Pháp, Nhật…năng xuất sinh sản khá tốt, chất lượng thịt thơm ngon, rất được thị trường ưa chuộng. 

Theo đó, bà con chọn những cặp chim có lông bụng dày, mượt, khoẻ mạnh, mỏ xẻ, không có dị tật, lanh lợi, đuôi nhọn….Thời điểm mua bồ câu tốt nhất khi chúng được 2 tháng tuổi trở lên. Nếu đảm bảo hơn bà con có thể mua bồ câu đã được ghép đôi sẵn. 

Nếu được chăm sóc đúng cách, trong một năm  1 cặp bồ câu có thể sinh sản 12 đến 14 lứa, mỗi lứa cách nhau khoảng 45 ngày. Vì vậy, phải đảm bảo bồ câu bố, mẹ được chăm sóc tốt, mới cho sinh sản được nhiều bồ câu non khỏe mạnh.

 Kỹ thuật xây dựng chuồng nuôi

Theo các đơn vị cung cấp dụng cụ nuôi bồ câu , xây dựng chuồng trại nuôi bồ câu phải đảm bảo không gian sống thoải mái, cao ráo, thoáng mát, không khí trong lành để bồ câu sinh trưởng và phát triển tốt.

  • Diện tích chuồng nuôi rộng, phù hơp với số lượng vật nuôi, cứ trung bình 1-2m sẽ nuôi một cặp bồ câu. Xung quanh khu vực chuồng nuôi phải được vây kín bằng lưới như lưới sắt, lưới mắt cáo, lưới cước….để hạnh chế bồ câu bay ra ngoài, và nên để một diện tích vừa phải làm sân chơi cho bồ câu.
  • Chuồng nuôi phải được sạch sẽ, khô ráo, có cửa đón  được ánh sáng mặt trời, chắn gió  vào mùa đông, mát mẻ vào mùa hè. Đồng thời, chuồng nuôi nên thiết kế ở nơi yên tĩnh, kín đáo tránh  chó, mèo, rắn…vào bắt và ăn thịt bồ câu.
  •  Để tiết kiệm diện tích chuồng nuôi thiết kế thành 3 -4 tầng và chia chuồng thành các ô nhỏ, mỗi ô là mỗi cặp chim. Các ô phải đảm bảo đủ rộng để đón cả chim non ra đời. Kích thước các ô tiêu chuẩn là chiều cao 50 cm, chiều sâu 40 cm, chiều rộng 40 cm. Mỗi ô bố trí 2  ổ đẻ, 1 để đẻ trứng và ấp trứng đặt ở trên, 1 ổ nuôi con đặt ở dưới. Phía trước ô khoét lỗ to bằng miệng bát cơm để chim có thể ra vào hoặc có thể để thông thoáng hết.

Kỹ thuật nuôi chim Bồ câu non

Kinh nghiệm nuôi chim bồ câu cho giải thích, Kỹ thuật chăm sóc bồ câu non cũng chia theo các giai đoạn

Bồ câu non từ 1 -10 ngày tuổi : 

  • Bồ câu chưa biết tự tìm thức ăn, và  được chim bố mẹ mớm cho ăn. Vì vậy, thức ăn cho chim bố mẹ phải được bổ sung nhiều chất dinh dưỡng, ở dạng cám, hoặc làm mềm để chim non dễ tiêu hóa và lớn nhanh.
  • Đồng thời, cần cho bồ câu non uống thuốc phòng bệnh, bổ sung các loại vitamin, tăng cường sức đê kháng cho bồ câu non.

Giai đoạn khoảng 1 tháng tuổi :

  • Chim non đã mọc đầy đủ lông, và bắt đầu tập ăn, nhưng phần lớn thức ăn vẫn do chim bố mẹ mớm cho. Nên thức ăn vẫn được nghiền nhỏ, mềm mịn, đầy đủ dưỡng chất để chuẩn bị tách mẹ.
  • Hơn nữa, giai đoạn này chim mẹ bắt đầu đẻ lại, nên bà con chú ý vệ sinh ổ lót, thay đệm, lót mới tránh tụ phân để bảo đảm chim ấp trứng được tốt.

Thức ăn cho bồ câu

Dụng cụ nuôi chim bồ câu chia sẻ về nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi này  sẽ tùy thuộc và từng giai đoạn phát triển. Thức ăn chính là ngô, đậu xanh, thóc, gạo.. , thức ăn công nghiệp, thức ăn do bồ câu tự kiếm nếu được chăn thả tự do.

Cho bồ câu ăn theo khung giờ nhất định. và ăn 2 lần / 1 ngày, vào giữa buổi sáng và giữa buổi chiều.

Đặc biệt bồ câu là loại vật nuôi tiêu thụ rất nhiều nước, từ 200 – 300ml / ngày cho một cặp .Vì vậy, cung cấp đầy đủ  nước uống cho bồ câu bố mẹ và bồ câu non sẽ giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, bồ câu ăn nhiều và nhanh lớn, sinh sản tốt.

Phòng bệnh cho bồ câu

  • Để phòng dịch bệnh và bảo vệ sức khỏe cho cả bồ câu sinh sản và bồ câu non điều quan trọng nhất là môi trường chăn nuôi  phải sạch sẽ, chuồng nuôi thoáng mát, yên tĩnh.
  • Thức ăn,nước uống cung cấp đầy đủ, không cho bồ câu ăn thức ăn bị hư hỏng.
  • Cho bồ câu uống thuốc phòng bệnh đầy theo định kì.

Với những kĩ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng bồ câu non để làm giống được trình bày trên hi vọng sẽ bổ sung thêm những kiến thức vào kho kinh nghiệm chăn nuôi bồ câu của bà con . Để tìm hiểu thêm những kinh nghiệm chăn nuôi các loại vật nuôi khác bà con hãy theo dõi các bài viết sau do Thuận Phát cung cấp nhé !

Công ty thiết bị Chăn nuôi Thuận Phát, chuyên cung cấp các dụng cụ chăn nuôi uy tín chất lượng cao.

 Địa chỉ: Đường 428, Ngọc Động, Phương Tú, Ứng Hòa, Hà Nội.

 Hotline: 0981432246 (Ngọc Linh)

 Email: dungcuchannuoithanhngoc2@gmail.com – Zalo: 0815915588

 

icon icon icon